Điểm tiêm cho trẻ em ở trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, từ ngày 27/10 đến trưa 28/10, có 39.756 trẻ đã tiêm vắc xin Covid-19.
167 trẻ hoãn tiêm, 1 trẻ chống chỉ định và chuyển tiêm tại bệnh viện. Không ghi nhận tai biến nặng sau tiêm chủng.
Trong 2 ngày qua, HCDC giám sát tại tất cả các điểm tiêm và ghi nhận vẫn còn một số điểm cần khắc phục.
Bà Nga nhận định, chiến dịch tiêm chủng được tổ chức trong bối cảnh TP đang chống dịch, nên phải đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch.
“Không để nơi tiêm chủng trở thành nơi lây nhiễm Covid-19”, bà Nga nhấn mạnh.
Qua giám sát, một số nơi điểm tiêm bố trí khu cách ly tạm thời ở sâu bên trong điểm tiêm là không hợp lý.
Một số nơi không tổ chức phân luồng một chiều - đây là quy tắc cơ bản. Nếu không chấp hành nghiêm túc, có thể xảy ra nhầm lẫn trong tiêm ngừa, ví dụ như 1 người tiêm 2 mũi.
Bà Nga cho rằng nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra và từng xảy ra nên phải rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, một số điểm tiêm bố trí nhiều đối tượng cùng tiêm tại 1 điểm, thậm chí còn có nhiều hoạt động khác ngoài chuyên môn tiêm chủng. HCDC yêu cầu các đơn vị khắc phục vì đây là điều nghiêm cấm.
Theo bác sĩ Nga, việc tiêm ngừa cho trẻ em và người lớn có chỉ định về vắc xin và chỉ định tiêm chủng hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu không đảm bảo sẽ gây nhầm lẫn, không an toàn.
Vắc xin Pfizer sử dụng cho chiến dịch tiêm chủng tại TP.HCM
Trong quá trình thực hiện, ngành y tế ghi nhận có 1 số trẻ từng tiêm chủng trước đây. Do đó, HCDC đề nghị nhân viên y tế cần quan tâm tiền sử tiêm chủng, nếu đã tiêm cần ghi nhận để có chỉ định phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vắc xin.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng đánh giá rất cao sự chuẩn bị của huyện Củ Chi và quận 1 trong ngày tiêm chủng đầu tiên.
“Tại Củ Chi, số lượng phụ huynh và học sinh rất lớn nhưng tổ chức trật tự. Phụ huynh và các cháu đều phấn hởi, đó là tín hiệu lạc quan”, ông Hưng nhận định.
Tuy nhiên, khi kiểm tra các điểm tiêm, ông Hưng cho rằng vẫn còn một số khâu chưa thật tốt. “Chúng ta vẫn cần rút kinh nghiệm để làm cho tốt hơn”, Phó Giám đốc Sở Y tế khẳng định.
>>> Xem thêm tình hình dịch covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Linh Giao
Quận Gò Vấp là địa phương duy nhất tại TP.HCM không tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em trong đợt này.
" alt=""/>167 trẻ hoãn tiêm vắc xin CovidCụ thể, trong Q1/2016, chỉ số giá nhà ở tại TP.HCM là 91,3, tăng 1 điểm theo quý và 2 điểm theo năm. Lượng giao dịch trên thị trường đạt mức 6.400 căn, giảm -18% theo quý, nhưng tăng 49% theo năm. Tỉ lệ hấp thụ đạt 17%, giảm -4 điểm phần trăm theo quý và theo năm do nguồn cung mới dồi dào.
Căn hộ hạng C có lượng giao dịch tăng 7% theo quý. Mặc dù lượng giao dịch hạng A và B giảm tương ứng -34% và -32% theo quý. Số căn hộ hạng A được tiêu thụ tăng 83% và hạng B tăng 68% theo năm.
Các yếu tố hỗ trợ cho tình hình giao dịch mạnh và giá cả của thị trường trong Q1/2016 bao gồm tiền độ xây dựng tốt, sản phẩm đa dạng, phương thức thanh toán linh hoạt và kéo dài của chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư đẩy mạnh chiến dịch quảng cáo tiếp thị để gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tại thị trường Hà Nội, Q1/2016 chỉ số giá nhà đạt 107,5, giảm xấp xỉ -1 điểm theo quý nhưng tăng 0,2 điểm theo năm. Tỷ lệ hấp thụ toàn thị trường ở mức 34%, giảm -6 điểm % theo quý và -9 điểm % theo năm do ảnh hưởng thường niên của dịp nghỉ Tết. So với lượng giao dịch kỷ lục nửa cuối năm 2015, hoạt động thị trường quý này giảm mạnh, chỉ đạt 5.600 giạo dịch, giảm -13% theo quý nhưng ổn định theo năm.
Hạng B dẫn đầu thị trường với 66% tổng lượng giao dịch với tỉ lệ hấp thụ đạt 37%, giảm - 4 điểm % so với quý trước. Lượng giao dịch của hạng A và hạng B giảm mạnh, lần lượt là -61% và -17% theo quý.
Dự thảo sửa đổi Thông tư 36, nếu được thông qua, có thể ảnh hưởng đáng kể đến tín dụng của thị trường bất động sản. Nhìn chung, thị trường nhà ở Hà nội sẽ duy trì ổn định trong năm 2016.
Quốc Tuấn
Dân thành thị chuộng căn hộ cao cấp nội đô" alt=""/>Tiêu thụ căn hộ cao cấp TP.HCM đột biến so với năm trướcNhư ICTnews đã đưa tin hiện tại thị trường Hà Nội SIM khủng kích hoạt sẵn bắt đầu tái chiếm thị trường 1 cách mạnh mẽ. Người có nhu cầu chỉ cần bỏ ra 100.000 đồng sẽ có ngay SIM của các nhà mạng tài khoản đến 290.000 đồng, mua vô tư về chỉ lắp vào máy là dùng không cần phải đăng ký thông tin cá nhân gì hết. Nếu cần sử dụng SIM để vào mạng thì mua SIM loại 500.000 đồng/1 SIM dùng thoải mái cả năm.
Trao đổi với ICTnews mới đây, có ít nhất 2 mạng di động lớn thừa nhận nguy cơ đổ vỡ lời hứa không bơm SIM đã kích hoạt sẵn mà các nhà mạng đã ký với nhau. Lãnh đạo một mạng di động cho hay là nhà mạng này không thể ngồi yên để các nhà mạng khác bung SIM đã kích hoạt sẵn ra thị trường. “Chúng tôi đã chịu đựng mấy tháng nay rồi, nhưng không thể chịu đựng thêm được nữa khi nhà mạng khác lại được vô tư bung SIM đã kích hoạt sẵn ra trên thị trường để hút thuê bao mới trong khi chúng tôi quá khó khăn trong việc phát triển thuê bao. Bộ TT&TT chỉ cần nhìn số lượng phát triển thuê bao mới của các nhà mạng là có thể rõ thêm về việc này”.
Lãnh đạo một mạng di động lớn khác cho rằng, các quy định của Chính phủ Bộ TT&TT đã rất chặt chẽ và bây giờ các nhà mạng đang phá vỡ cam kết vi phạm pháp luật thì Bộ Công an, Bộ TT&TT vào cuộc bắt và xử điểm vào trường hợp để đưa việc thực thi quản lý thuê bao di động trả trước vào đúng quy định. Nếu không bắt và xử phạt công khai các nhà mạng phá vỡ cam kết vi phạm pháp luật sẽ không đủ sức răn đe và các doanh nghiệp di động lại lao vào cuộc chiến bung SIM kích hoạt sẵn ra ngoài thị trường.
TRước đó hồi tháng 10/2016, 5 doanh nghiệp di động là Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, Gtel đã ký cam kết thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối sẽ áp dụng từ ngày 1/11/2016. Bộ TT&TT nhấn mạnh, người đứng đầu của các nhà mạng sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc thực hiện cam kết này.
Sau đó, Bộ TT&TT cho biết, các nhà mạng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, trong đó có việc khóa dịch vụ, thu hồi gần 20 triệu SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Sau đó, trên thị trường SIM rác và tin nhắn rác đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, gần đây SIM kích hoạt sẵn có tài khoản khủng lại bắt đầu tái chiếm thị trường.
Tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm 2017 do Bộ TT&TT tổ chức, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT khẳng định, VNPT bắt đầu thực hiện cơ chế quản lý thuê bao trả trước theo các quy định mới của Nghị định 49 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đây là quy định đúng và cần thực hiện. Ông Hùng nhấn mạnh việc quản lý thông tin thuê bao chính danh liên quan rất lớn tới mục tiêu đảm bảo an toàn an ninh cho toàn xã hội nên VNPT sẽ làm kiên quyết trong thời gian tới.
“Báo cáo sơ kết của Bộ TT&TT nhận định tình trạng SIM kích hoạt sẵn vẫn tràn lan trên thị trường, mặc dù Bộ và các Sở, các doanh nghiệp đều hô quyết tâm nhưng SIM rác vẫn tràn lan do cơ chế quản lý thuê bao của chúng ta chưa hiệu quả”, ông Hùng nhận xét. Đồng thời, đưa ra đề xuất Bộ TT&TT cần để các doanh nghiệp tham gia quản lý, nếu chỉ để cơ quan quản lý làm thì không giải quyết triệt để được. Nghị định 49 quy định các doanh nghiệp có thời gian 1 năm cập nhật thông tin thuê bao, trong thời gian này các nhà mạng vẫn kích hoạt sẵn và bán SIM ra thị trường, thuê bao tăng trưởng kèm theo thuê bao khai báo thông tin không chính xác vẫn tăng. Đến hết 1 năm chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thuê bao không chính xác, các doanh nghiệp lại xin gia hạn thời gian để cập nhật thông tin.
" alt=""/>Nhà mạng thừa nhận nguy cơ SIM đã kích hoạt được bơm ào ạt ra thị trường